Lịch tiêm phòng cho gà chính là thông tin mà người chăn nuôi rất quan tâm sau khi đàn gà vừa ấp nở hoặc mới mua về. Những bệnh nào cần phải tiêm, tiêm khi nào là tốt nhất? Hãy cùng đá gà Thomo BET cập nhật cụ thể thông tin này qua bài viết dưới đây.
Một số loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở gà con
Lịch tiêm phòng cho gà được các chuyên gia xây dựng dựa trên từng loại bệnh khác nhau. Phần lớn đều tiêm khi gà còn nhỏ để tăng cường miễn dịch. Một số bệnh nguy hiểm có thể gặp ở gà, cần thực hiện tiêm phòng ngay khi vừa nở gồm có:

- Bệnh Newcastle: Loại bệnh này có thể lây truyền dọc, truyền ngang do virus có tên Newcastle gen RNA hoặc RNA một sợi gây ra.
- Bệnh Gumboro: Đây cũng là bệnh nguy hiểm, được cập nhật trong lịch tiêm phòng cho gà mà các chuyên gia khuyến cáo. Chúng do virus Birnavirus gây ra, lây lan với tốc độ nhanh và có thể gây thiệt hại lớn.
- Bệnh Marek: Bệnh này lây qua con đường hô hấp và ăn uống là chủ yếu. Nguồn cơn là do chủng virus Herpes type B gây ra.
- Bệnh tụ huyết trùng: Tụ huyết trùng là bệnh do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây nên. Khi mắc bệnh, gà có hiện tượng tụ huyết, xuất huyết, ủ rũ.
- Bệnh thương hàn: Bệnh này thường gặp trong giai đoạn gà dưới 1 tháng tuổi, tốc độ lây lan cực nhanh nên cũng có trong lịch tiêm phòng cho gà theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp.
- Bệnh cầu trùng: Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng Eimeria gây ra, thường thì gà gặp ký sinh ở manh tràng – ruột già, hoặc ruột non.
- Bệnh đầu đen: Đây chính là bệnh kén ruột, lây qua đường miệng, có thể bùng thành dịch. Bệnh xuất hiện khi gà ăn phải Histomonas có trong trứng giun kim.
- Bệnh Ecoli: Bệnh này đến từ việc gà bị nhiễm khuẩn Escherichia coli gây ra. Khi mắc, gà sẽ rất ủ rũ, chán ăn, tách đàn và chết nhanh.
- Bệnh CDR: Chứng bệnh này gây nên bởi vi khuẩn Mycoplasma làm cho gà bị viêm túi khí, viêm phế quản, ảnh hưởng mắt và xoang mũi.
- Bệnh IB: Đây là bệnh gây viêm phế quản do virus corona gây nên.
- Bệnh ILT: Tiếp tục là bệnh liên quan đến hô hấp nằm trong lịch tiêm phòng cho gà mà người nuôi cần chú ý.
- Bệnh Coryza: Bệnh này khiến gà khó thở, có thể gây sưng phù đầu và mặt.
- Bệnh ký sinh trùng đường máu: Đây chính là bệnh sốt rét, gà dễ nhiễm khi thay đổi môi trường, thời tiết thất thường.
Lịch tiêm phòng cho gà người nuôi cần nắm được
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho gà mà cơ quan chuyên môn khuyến cáo, người nuôi có thể tham khảo sắp xếp tiêm cho hợp lý, để các thuốc không giảm trừ hiệu quả của nhau. Đồng thời, lịch tiêm vắc xin cũng cần phải đảm bảo không gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng cơ thể gà.

Lịch tiêm phòng cho gà nuôi lấy trứng
Lịch tiêm vacxin phụ thuộc vào giống gà mà chủ trang trại đang nuôi. Nếu nuôi gà lấy trứng, lịch tiêm phòng cho gà tốt nhất là lúc gà khỏe mạnh, tránh ảnh hưởng sản lượng:
Tuổi | Loại vacxin | Phòng tránh bệnh | Lưu ý khi dùng |
1 ngày | Marek | Bệnh Marek | Tiêm vị trí dưới da gáy |
Dưới 15 ngày | H5N1 | Bệnh cúm gia cầm | Tiêm vị trí dưới da gáy |
Dưới 6 tuần | ND-Emultion | Newcastle | Tiêm vị trí dưới da cánh hoặc dưới da gáy |
Dưới 1,5 tháng | H5N1 | Bệnh cúm gia cầm | Tiêm ở vị trí dưới da gáy |
Dưới 20 tuần | ND-IB-IBD hoặc ND-IB-EDS | Viêm phế quản TN, Gumboro, Newcastle, hoặc hội chứng giảm đẻ. | |
Dưới 150 ngày | ILT H5N1 | Viêm thanh khí quản truyền nhiễm hoặc cúm gia cầm | Tiêm dưới vùng da gáy |
Lịch tiêm phòng cho gà nuôi lấy thịt
Với các trại gà nuôi theo hướng lấy thịt, có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho gà theo khuyến cáo sau đây để hỗ trợ phòng bệnh cho đàn gia cầm trong giai đoạn đầu.
Ngày tuổi | Vắc-xin | Phòng bệnh | Cách sử dụng |
15 | H5N1 | Cúm gia cầm | Tiêm vùng da dưới gáy |
42 | ND-Emultion | Newcastle | Tiêm dưới da cánh hoặc tiêm dưới da gáy |
Một số điểm cần lưu ý sau khi tham khảo lịch tiêm phòng cho gà
Một số loại bệnh phổ biến, chúng ta có thể phòng tránh bằng việc uống thuốc, tiêm vacxin. Nhưng đó là chưa đủ, người nuôi cần tăng đề kháng cho vật nuôi bằng các công tác vệ sinh chuồng trại như:

- Nuôi theo phương pháp cùng nhập chuồng – cùng xuất chuồng.
- Nên tách riêng khu vực chăn nuôi với các khu vực khác như: Khu chứa thức ăn, nước uống, nuôi động vật khác…
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột diệt khuẩn những khu vực ẩm thấp, tránh vi khuẩn phát triển.
- Những chất thải chăn nuôi như xác động vật, phân, rác, nước thải… cần xử lý đúng kỹ thuật.
- Khi thấy cá thể nào có biểu hiện lạ, cần tách đàn ngay để kịp thời xử lý, tránh lây lan cả đàn.
- Khi phát hiện gà bị bệnh, tiêu hủy ngay lập tức, theo dõi cả đàn nếu bệnh lây lan rộng. Chủ động vệ sinh chuồng trại, các thiết bị và dụng cụ chăn nuôi.
Trên đây là lịch tiêm phòng cho gà mà người chăn nuôi có thể tham khảo. Hãy tuân thủ lịch tiêm để đảm bảo đàn gà khỏe mạnh, hạn chế nhiễm bệnh, không ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.