Kỹ thuật úm gà con như thế nào để chúng lớn nhanh, sức khỏe tốt chính điều mà những ai nuôi gà đều muốn biết. Vậy kỹ thuật này thực hiện như thế nào mới là đúng cách, làm sao để gà chóng lớn, khỏe mạnh? Kiến thức này sẽ được đá gà Thomo BET chia sẻ cụ thể trong bài viết sau đây.
Kỹ thuật úm gà con – Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ úm
Đầu tiên trước khi tiến hành úm, ta cần phải chuẩn bị chuồng trại, các dụng cụ cần thiết để hỗ trợ quá trình này như sau:
Chuồng úm gà con
Đầu tiên, chuồng để úm gà con phải đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Ưu tiên làm chuồng hướng Đông Nam để tránh gió lạnh, đảm bảo không khí thoáng, mát mẻ vào mùa hè. Bên cạnh đó, chuồng nuôi cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau:

- Chuồng nuôi thuận tiện về điện nước để dễ dàng chăm sóc gà con.
- Tùy theo quy mô chăn nuôi mà đặt lồng úm, làm chuồng bằng tre hoặc bằng gỗ có kích thước phù hợp.
- Mái chuồng nên lợp bằng các vật liệu cách nhiệt để giữ cho gà có nhiệt độ sống phù hợp. Vật liệu thường đùng dể lợp mái chuồng gà là lá dừa, cọ. Lưu ý, lợp mái phải đảm bảo sự chắc chắn và thoáng mát.
Lồng úm gà con
Trong kỹ thuật úm gà con, người nuôi cũng cần chú ý về lồng úm. Cần đặt ở khu vực rieeng đảm bảo ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè:
- Quây úm gà: Dùng các vật liệu như tre nữa, bìa cứng hoặc vải bạt để quây thành từng ô úm riêng. Chiều cao tiêu chuẩn của chuồng úm là từ 40 – 50cm, đường kính vào khoảng 1,5 – 2m là có thể úm cho 120 – 200 con gà con.
- Dùng đèn sợi đốt 60W-100W để sưởi ấm quây gà. Ngoài ra có thể dùng đèn hồng ngoại để điều chỉnh nhiệt độ của úm. Thêm một chú ý trong kỹ thuật úm gà con mà người nuôi cần nhớ đó là treo đèn ở vị trí phù hợp, cách mặt đất chừng 15 – 25cm, không đặt quá gần có thể khiến chúng bị bỏng, đặt xa lại gây tốn điện.
- Nên dùng độn chuồng bằng dăm bào, mùn cưa hoặc trấu khô, khử trùng. Độ dày lý tưởng của độn chuồng khoảng từ 10 – 15 cm và được rải trước tầm nửa ngày để gà có môi trường đủ ấm để phát triển.
Kỹ thuật úm gà con chuẩn nhất
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên, ta tiến hành úm gà theo đúng hướng dẫn sau đây. Chú ý đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, thời gian chiếu sáng, độ ẩm được duy trì chuẩn giúp gà có điều kiện tốt nhất để phát triển:

Mật độ và độ ẩm trong kỹ thuật úm gà con
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của gà mà mật độ và độ ẩm sẽ được thay đổi cho phù hợp như sau:
Tuần tuổi | Mật độ nuôi | Độ ẩm chuồng nuôi |
Tuần 1 | 30 – 45 | 65 – 75 |
Tuần 2 | 20 – 30 | 65 – 75 |
Tuần 3 | 15 – 25 | 65 – 75 |
Tuần 4 | 12 – 20 | 65 – 75 |
Nhiệt độ chuồng úm
Không chỉ có độ ẩm, nhiệt độ cũng đóng vai trò quan trọng tới sự sinh trưởng và phát triển của gà con. Vậy nên trong kỹ thuật úm gà con, người nuôi cần đặc biệt lưu ý điều này:
Ngày tuổi | Mật độ nuôi | Độ ẩm chuồng nuôi |
1 đến 7 ngày | 32 – 35 | 24 – 26 |
8 đến 14 ngày | 29 – 32 | 22 – 24 |
15 đến 21 ngày | 25 – 28 | 20 – 21 |
Sau 22 ngày | 20 – 24 | 18 – 20 |
Chế độ chiếu sáng trong kỹ thuật úm gà con
Thời kỳ đầu, gà cần có lượng ánh sáng đủ lớn để soi rọi, hỗ trợ chúng trong mọi hoạt động. Vậy nên, chủ trại cũng cần lưu tâm về chế độ chiếu sáng theo từng giai đoạn phát triển như sau:
Ngày tuổi | Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) | Cường độ (W/m2) | Cường độ (Lux/m2) |
1 đến 3 ngày | 24 | 3 | 20 – 40 |
4 đến 7 ngày | 16 | 3 | 20 – 40 |
8 đến 10 ngày | 14 | 2 | 20 |
11 đến 13 ngày | 11 | 2 | 10 |
14 đến 140 ngày | 8 | 1 | 10 |
Kỹ thuật úm gà con – Thức ăn cho gà
Với gà nhỏ trong giai đoạn nuôi úm này, ta có thể cho chúng ăn các loại hạt ngũ cốc nhỏ trộn cùng bột ngô, bột cá, cám gạo… Gà dưới 1 tháng tuổi sẽ cần từ 16 – 17% protein trong thức ăn, đảm bảo năng lượng khoảng 2850 – 2950 Kcal/kg. Khi đạt từ 50 ngày tuổi trở lên, lượng protein trong thức ăn cần duy trì ở mức 15 – 16% protein và năng lượng 2700 – 2800 Kcal/kg.

Như vậy có thể thấy rằng, áp dụng đúng kỹ thuật úm gà con sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống và đảm bảo sức khỏe cho đàn gà một cách tốt nhất. Chủ trại hãy lưu tâm những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên để gà sinh trưởng và phát triển đồng đều, mang lại hiệu quả kinh tế cao.