Gà mái có cựa không phải điều hiếm gặp. Thế nhưng, có nên nuôi những con gà mái như vậy để làm giống không, chúng ta hãy cùng giải đáp băn khoăn trên qua bài viết sau đây của đá gà Thomo BET.
Vì sao gà mái có cựa?
Thường thì những trường hợp gà mái có cựa do đột biến mới có. Ước chừng tỷ lệ này là 1/1000 con mà thôi. Theo chia sẻ của các cao thủ nuôi gà lâu năm những trường hợp gà mái có cựa thường là do bị di truyền hoặc đột biến gây ra. Rất có thể do chúng bị bệnh, tiết ra hooc-mon kích thích giới đực phát triển. Đây được gọi là hiện tượng phát dục tính biệt.
Những con gà mắc bệnh này có thể gáy, ra lông, ra cựa như gà trống. Tuy nhiên, tới giờ vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào đào sâu về vấn đề này. Mọi giả thiết đưa ra chỉ mang tính phỏng đoán mà thôi.

Gà mái có cựa là tốt hay xấu, có nên nuôi không?
Theo nhận định của những người nuôi gà chiến lâu năm, gà mái có cựa là không tốt, không được đánh giá cao. Đặc biệt là khi chọn gà để đúc giống, người ta sẽ không chọn những con này. Bởi bản thân trong chúng đã có những thay đổi, đột biến gen. Nó có thể di truyền cho đời sau. Xét về mặt tâm linh cũng không hề tốt. Cụ thể như sau:
Không chọn gà mái có cựa để đúc giống
Như đã nói ở trên, bản thân những con gà này đã có sự biến đổi và khác biệt so với các con gà thông thường. Nếu chọn chúng để làm giống sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đời con sau này. Những thế hệ gà con về sau có thể sẽ bị dị tật, khiếm khuyết.
Không nên nuôi gà mái có cựa vì tâm linh, tín ngưỡng
Trong quan niệm của người xưa, gà mái biết gáy hay có cựa là điều tối kỵ. Nó đi ngược lại với lẽ tự nhiên nên xét về mặt tâm linh cực kỳ xấu.

Bật mí cách chọn gà mái giống chuẩn
Những đặc tính của gà mẹ sẽ di truyền lại cho đời con tới 70%. Chính vì thế, chọn gà mái giống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Ngoài việc loại bỏ gà mái có cựa ra, sư kê cũng cần chú ý tới nhiều đặc điểm khác đó là: Mắt, mũi, mồng, lông… Dưới đây là một số cách chọn gà mái giống chuẩn anh em có thể tham khảo:
Tự tạo gà mái tổ
Tự tạo gà mái tổ thực sự rất khó, chỉ những người thực sự có kinh nghiệm mới có thể áp dụng được. Theo đó, sư kê cần nắm rõ tông dòng, đời bố mẹ của những con trước đó và bản chất của giống gà mình đang quan tâm mới có thể chọn được gà mái chuẩn.
Cách chọn mua gà mái giống chuẩn
Trước tiên, nên né những con gà mái có cựa, chọn các con đã qua kiểm định, hình thể ổn, lỳ đòn, hung hăng hoặc có các đòn hay. Như vậy mới cho ra đời được các chiến kê con chất lượng. Những con gà mái nên chọn sẽ có các đặc điểm sau đây:
- Đầu gà nhọ, nhỏ, cân đối với phần cổ
- Hai mảnh mỏ ghép lại với nhau kín khít, cân đối với đầu.
- Không chọn gà mái có cựa, nên chọn những con có mũi to, cánh mũi hở.
- Mắt gà phải to, sáng, tinh ranh, nhanh nhẹn, phần con ngươi nhỏ.
- Cổ gà phải dài, đặc, tương xứng phần thân, kết cấu xương chắc.
- Lông gà phủ đều từ đầu cho tới cổ.
- Ngực gà ưỡn lên trông oai phong, lườn sâu và không bị vẹo.
- Vai gà nở, xếch tạo thành khối liền mạch, chắc chắn chính là những con gà tốt.
- Thân gà dạng bắp chuối là gà chuẩn.
- Chân gà có độ dài vừa phải, đùi trên to, dưới nhỏ.

Một số điều cần lưu ý khi chọn gà mái giống
Bên cạnh việc không chọn gà mái có cựa, sư kê cũng nên lưu ý một số điều sau đây khi chọn gà mái chọi để làm giống:
- Những con gà mái đẻ trên 10 trứng thì nên loại vì đó có thể là gà lai.
- Không cho gà ấp trứng lứa đầu vì con so rất nhỏ, yếu, đề kháng kém.
- Theo dõi 1 – 2 lứa đầu để đánh giá thể trạng, dáng đi, vảy gà và màu mắt. Nếu thế hệ gà con không có gì nổi bật, tốt nhất nên chọn nhánh mái khác.
- Gà mái trong giai đoạn đẻ trứng, nên tách chúng khỏi những con mái khác.
- Cho gà tăng cường ăn thóc để trứng đẻ ra to hơn, đề kháng của gà con cũng tốt hơn sau khi ấp nở.
Từ những chia sẻ trên có thể thấy rằng, gà mái có cựa thực sự là điều không tốt, cả về mặt sinh học lẫn tâm linh. Chính vì thế, sư kê nên loại bỏ các cá thể này ra khỏi đàn, không nên chọn làm giống để tránh ảnh hưởng chất lượng gà con sau này.