Gà bị sưng khớp chân là tình trạng thường gặp trong chăn nuôi thương phẩm lẫn gà chiến. Nhẹ có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động di chuyển của gà, nặng hơn có thể làm chúng bị bại liệt. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách điều trị ra sao? Hãy cùng đá gà Thomo BET tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.
Gà bị sưng khớp chân là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gà bị sưng khớp chân. Có thể do bị bọ đỏ cắn, bị ổ áp xe, bệnh gout. Ngoài ra những con gà bị bệnh truyền nhiễm cũng có thể bị sưng khớp chân kèm theo một loạt các triệu chứng khác nữa. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể:

Gà bị sưng khớp chân vì nhiễm khuẩn gây bệnh
Hiện tượng gà sưng khớp chân có thể do bệnh viêm khớp MS gây ra. Bệnh này hay gặp ở gà trong độ tuổi từ 4 tuần tuổi trở lên. Các nhà khoa học cho biết, bệnh viêm khớp MC ở gà do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma synoviae – MS gây ra. Vi khuẩn này có thể trú ngụ trong bông, lông gà, nền chuồng, chất độn chuồng, phân gà…
Nguyên nhân gà bị sưng khớp chân khác
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, gà cũng có thể bị sưng khớp chân do một số lý do sau đây:
- Chân gà bị bọ đỏ ký sinh và hút máu có thể gặp hiện tượng nhiễm độc tại miệng vết thương, làm cho chân gà mẩn đỏ và sưng lớn. Bọ đỏ có thể cư ngụ thành từng ổ, làm cho phần thịt xung quanh chai cứng và dày lên.
- Gà bị sưng khớp chân có thể do bị áp xe mưng mủ khiến vết thương sưng thành cục khó khăn trong việc di chuyển, đi khập khiễng, thậm chí là què.
- Gà bị gout cũng sẽ bị sưng khớp giống người, đi lại rất khó khăn, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau đớn, giãy giụa.
Triệu chứng gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn MS
Trường hợp gà sưng khớp chân do vi khuẩn MC gây ra sẽ cực kỳ nguy hiểm, có thể lây lan giữa các cá thể trong đàn. Vậy nên ngay khi thấy gà xuất hiện các biểu hiện sau đây, chủ nuôi cần có biện pháp can thiệp ngay:
- Ban đầu gà sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn tới bị khó thở, thở khò khè.
- Tiếp đến, các khớp và gân gà sưng lên, bị nhiễm trùng, có hiện tượng viêm màng hoạt dịch.
- Sau đó các khớp sẽ bị sưng phù ở phần xương cẳng chân, xương lưỡi hái và một số khớp khác.

Gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn MS gây ra lây lan qua đường nào?
Con đường lây lan chủ yếu của bệnh này chính là vi khuẩn ẩn náu ở trong khu vực nuôi nhốt gà, chất độn chuồng hoặc dụng cụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây qua đường giao phối, lây truyền dọc khi gà đẻ trứng, ấp trứng. Vậy nên người nuôi cần đặc biệt chú ý đề phòng để kịp thời phát hiện, có biện pháp điều trị hiệu quả, tránh để gà bị mắc.
Ngay cả khi gà bị sưng khớp chân sau đó được điều trị khỏi rồi vẫn có thể bị tật, đi lại khó khăn. Vi khuẩn vẫn có thể trú ngụ ở lông gà, là mầm bệnh lây nhiễm cho những cá thể khác trong đàn.
Thời gian ủ bệnh MS trong bao lâu?
Gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn MS gây ra có thể ủ bệnh trong tầm 1 tháng. Kiểu chuồng, điều kiện chăn nuôi là yếu tố quyết định lớn tới tốc độ lây lan của bệnh. Nếu nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn thì bệnh sẽ lây nhanh hơn là nuôi tách riêng từng cá thể.

Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho gà bị sưng khớp chân
Hiện nay chứng bệnh này vẫn chưa có vacxin điều trị đặc hiệu. Nếu gà bị mắc bệnh, chủ nuôi có thể bổ sung chất điện giải, sử dụng Vitamin tổng hợp cho chúng. Cho uống liên tục khoảng 3 ngày sau đó áp dụng theo phác đồ điều trị dưới đây:
- Cho gà uống thuốc Doxy – hencoli hoà cùng nước theo tỷ lệ 1ml/2 lít nước, uống trong khoảng 5 ngày.
- Tiếp đến, dùng các loại kháng sinh tổng hợp để trộn vào thức ăn. Ngoài ra có thể dùng thêm Glucooz K hoặc C để sức đề kháng được nâng cao, giúp kháng bệnh hiệu quả hơn.
Đó là nguyên nhân, cách nhận biết cũng như điều trị bệnh gà bị sưng khớp chân mà người nuôi cần nắm được. Bệnh này cũng khá nguy hiểm, dễ lây lan và bùng thành dịch trên diện rộng nên chủ trại cần đặc biệt lưu tâm để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý hợp lý.