Cách chữa gà không chịu ăn được đá gà Thomo BET chia sẻ trong bài viết này chắc chắn sẽ là thông tin hữu ích cho những ai đang nuôi gà và gặp phải vấn đề nói trên. Nếu gà bỏ ăn quá lâu sẽ cực kỳ nguy hiểm, dẫn tới ốm yếu, kém phá triển. Vậy nên hãy học ngay bí kíp được bật mí ở phía dưới để chăm sóc chiến kê hiệu quả, mau lớn.
Vì sao gà không chịu ăn?
Trước khi đến với các cách chữa gà không chịu ăn, chúng ta cần phải biết được vì sao chúng lại chán ăn, bỏ ăn. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là:
- Gà đang gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc đang bị ốm.
- Cũng có thể do chế độ ăn của gà chưa hợp lý, gà ăn quá nhiều dẫn tới khó tiêu, thức ăn tắc nghẽn, vón cục khiến cho gà bỏ ăn.

Triệu chứng gà không chịu ăn, biếng ăn
Sư kê có thể dễ dàng nhận biết và áp dụng cách chữa gà không chịu ăn khi thấy chúng có một số biểu hiện như sau:
- Gà không chịu ăn, đặc biệt là thóc/ lúa.
- Diều của gà có hiện tượng chướng, phình căng.
- Gà có dáng vẻ ủ rũ, mệt mỏi và gầy yếu.
- Phân gà vẫn còn thức ăn chưa tiêu hóa hết.
- Gà trông gầy yếu, chậm lớn dù đã được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Gà đang mắc các bệnh như: Bệnh lỵ, cầu trùng, đường ruột…
Bật mí cách chữa gà không chịu ăn đơn giản, hiệu quả
Muốn gà hết tình trạng biếng ăn, không chịu ăn, sư kê có thể áp dụng một số cách sau đây:
Cách chữa gà không chịu ăn nhanh chóng
Theo chia sẻ của các sư kê lâu năm, muốn giải quyết tình trạng gà không chịu ăn nhanh chóng, anh em có thể dùng thuốc: Eldoper Loperamide – 1 vỉ và Smecta – 5 gói. Cách sử dụng như sau:
- Mỗi ngày hòa thuốc cho gà uống 2 lần sáng – chiều. Cho gà uống ½ gói Smecta trước khi ăn tầm 30 phút. Sau khi ăn xong thì cho uống 1 viên Eldoper Loperamide.
- Khi áp dụng cách chữa gà không chịu ăn này, sư kê chỉ nên cho gà ăn thức ăn mềm, không ăn thóc lúa. Cần thay nước liên tục, mỗi lần chỉ cho uống khoảng tầm ½ tách trà mà thôi.
- Cho gà ăn thêm rau xanh, bổ sung khoảng ½ quả cà chua đỏ vào khẩu phần ăn của chúng. Điều trị như vậy liên tục 5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa gà không chịu ăn thóc, chỉ ăn mồi tanh
Có những trường hợp gà không ăn thóc, chỉ tập trung ăn mồi tanh, chứng tỏ khẩu phần ăn của gà đang không hợp lý, quá nhiều tinh bột mà ít mồi tanh làm chúng khó tiêu. Lúc này, sư kê cần bổ sung thêm mồi tanh cho gà như là thịt bò, sâu, thịt nạc heo, lươn trạch… Ngoài ra, nên cho gà tập thêm các bài tập vần hơi, chạy lồng, vần đòn… để gà có thể tiêu hóa hết chỗ thức ăn còn thừa trong ruột từ trước đó.
Sáng ra, sư kê cũng không nên cho gà ăn bất cứ thứ gì, thả chúng ra ngoài cho chạy nhảy vận động đầu ngày đã. Sau đó, áp dụng cách chữa gà không chịu ăn theo phương pháp dân gian đó là giã nhuyễn tỏi rồi trộn vào trong thức ăn, nước uống hàng ngày liên tục trong 2 ngày để gà tăng đề kháng, diều thoải mái hơn.
Cách chữa gà không chịu ăn do bị chướng diều
Gà bị chướng diều do ăn quá nhiều chất xơ, hoặc ăn quá no cũng là nguyên nhân khiến chúng bỏ ăn. Chỉ cần dùng tay nắn diều thấy lúc cứng, lúc mềm là có thể nhận biết được. Hơn nữa, gà chướng diều sẽ có mùi hôi phát ra từ miệng cực kỳ khó chịu. Nguyên nhân là do thức ăn tích tụ trong diều lâu bị kên men.

Cách chữa gà không chịu ăn trong trường hợp này chính là: Pha men tiêu hóa, điện giải Multivitamin rồi cho gà uống liên tục 2 ngày. Nếu sờ vào diều của gà thấy cứng thì tiến hành những bước sau đây:
- Dùng kim tiêm bơm một lượng lớn nước vào miệng của gà. Bơm từ gốc lưỡi tới họng, không bơm vào mũi kẻo làm gà bị ngạt.
- Sau đó dùng tay xoa nhẹ diều để đẩy toàn bộ thức ăn còn thừa xuống dạ dày. Lưu ý, cho gà nằm ngửa để tránh thức ăn bị đẩy ngược ra ngoài.
- Khi điều trị gà không ăn, nên cho chiến kê ăn cám ngâm nước, chia thành nhiều bữa. Quan sát diễn biến của gà để xem chúng có dấu hiệu bệnh nào khác nữa không để có phương án can thiệp nhanh chóng và kịp thời.
Đó là 3 cách chữa gà không chịu ăn đơn giản, hiệu quả mà bất cứ ai nuôi gà cũng nên biết để áp dụng vào trong quá trình chăm nuôi chiến kê của mình. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi, quan sát gà để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp nhanh chóng, tránh để gà bỏ ăn lâu, dễ bị suy nhược, bệnh nặng và có thể là tử vong.