Bệnh đậu gà là một căn bệnh phổ biến ở ga cầm nói chung và gà nói riêng. Bệnh này không làm gà chết ngay nhưng rải rác trong thời gian dài, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả chăn nuôi. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào hiệu quả? Cùng đá gà Thomo BET tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bệnh đậu gà là bệnh gì?
Đây là loại bệnh truyền nhiễm, gây nên những nốt đậu ở khu vực da không có lông, đặc biệt là vùng đầu. Nó không chỉ ảnh hưởng tới thị giác mà có thể làm gà chết nếu mức độ nghiêm trọng. Bệnh đậu gà gây tăng sinh, khiến cho phần thượng bì biểu mô đường hô hấp như là thực quản, hầu, họng, miệng bị thoái hóa. Nguy cơ gà mắc bệnh này là tới 95% và tỷ lệ chết khoảng 2 – 3%.

Nguyên nhân gây bệnh đậu gà
Virus gây nên bệnh là chính là flowpox, chúng có cấu tạo DNA khác với cấu tạo RNA của một số loại virus nguy hiểm khác. Dòng này thuộc họ Avipoxvirus hoặc Poxiviridae có vỏ lipid bao bên ngoài.
Virus gây bệnh đậu gà có thể tồn tại nhiều tháng trong thức ăn chăn nuôi như là vỏ đậu, các dụng cụ ăn uống và chất độn chuồng. Ở điều kiện thường, virus có thể lây lan bằng cách ký sinh. Virus sẽ chết ở điều kiện nhiệt độ từ 50 – 60 độ C. Vì thế, gà dễ mắc bệnh đậu mùa vào thời điểm thời tiết không quá nóng, nền độ ẩm cao.
Độ tuổi gà dễ mắc bệnh đậu gà nhất
Trong suốt cả vòng đời của mình gà đều có nguy cơ mắc bệnh. Không riêng gì gà, chim bồ câu, chim nuôi, gà tây… cũng đều có thể bị bệnh. Đa phần các cá thể gà từ 1 – 3 tháng tuổi dễ mắc bệnh hơn gà trưởng thành. Bởi thời điểm này sức đề kháng của gà còn yếu, virus dễ xâm nhập và gây bệnh.
Triệu chứng phổ biến của bệnh đậu gà
Tùy vào mức độ bệnh mà triệu chứng cũng sẽ có sự khác nhau như: Bệnh ngoài da, thể ướt hoặc là thể hỗn hợp. Thường thì sau khoảng 4 – 10 ngày ủ bệnh những triệu chứng mới xuất hiện và phát hiện được bằng mắt thường.
Thể ngoài da
Bệnh đậu gà thể ngoài da này thường thấy ở những con gà trưởng thành. Mụn đậu sẽ xuất hiện ở mào, quanh viền mắt, ngón chân, mũi gà với kích thước to nhỏ khác nhau. Chúng khiến gà bị vướng víu, gặp khó trong việc lấy thức ăn. Lúc đầu bệnh xuất hiện dưới dạng những nốt sần trắng. Sau đó sẽ là mụn nước và thành màu vàng xám.
Dần dần các nốt mụn đậu đóng vảy, tạo thành sẹo trên cơ thể gà. Những vết thương đóng vảy sẽ tạo thành sẹo lớn màu hồng nâu. Cũng có trường hợp mụn đầu bị nhiễm trùng khiến vùng da bị bệnh hoại tử ngày càng nghiêm trọng.

Thể niêm mạc
Ở thể niêm mạc của bệnh đậu gà, gà sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, sốt và biếng ăn. Triệu chứng này thường gặp ở gà từ 3 – 4 tuần tuổi. Mổ gà ra xem bệnh tích ta sẽ thấy một bộ phận hô hấp có hiện tượng kết màng giả, gây xuất huyết hoặc làm niêm mạc đỏ tươi. Màng giả dày lên ở mắt, mũi, có thể mưng mủ làm gà mù, còi cọc và tử vong chỉ trong thời gian ngắn.
Thể hỗn hợp
Thể hỗn hợp này được phát hiện chủ yếu ở những đàn gà có tuổi đời chưa quá 1 tháng tuổi. Bệnh tích cũng như biểu hiện bên ngoài khá giống với thể niêm mạc trên. Tỷ lệ tử vong của gà khi mắc bệnh đậu gà ở thể hỗn hợp là từ 2 – 3 %.

Hướng dẫn cách điều trị và phòng bệnh đậu gà hiệu quả
Để điều trị bệnh đậu gà, người chăn nuôi có thể dùng thuốc đặc trị dạng uống như: Amoxvet 50%. Thuốc này có tác dụng phòng phụ nhiễm, tỷ lệ pha sẽ là 25mg/kg. Khi mới phát hiện gà bị mắc bệnh, chủ kê nên tách ngay những cá thể đó ra khỏi đàn và dùng thuốc để điều trị, gà sẽ dần hồi phục và loại bỏ các triệu chứng nêu trên.
Đó là những thông tin về bệnh đậu gà, một trong những bệnh thường xuyên gặp ở gia cầm mà người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý. Với bệnh này, chủ kê cần thường xuyên theo dõi để nắm bắt tình trạng bệnh nhanh và kịp thời có phương án xử lý, tránh lây lan cả đàn ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.