Chào mừng đến với đá gà trực tiếp thomo hôm nay | Thomobet sẽ đem đến cho anh em những trải nghiệm tốt nhất

Bệnh bạch lỵ ở gà – Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

Bệnh bạch lỵ ở gà là một trong những bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi. Vì thế, làm thế nào để phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bạch lỵ hiệu quả chính là điều mà người chăn nuôi nào cũng muốn biết. Ngay bây giờ, hãy cùng đá gà Thomo BET tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này cũng như cách điều trị hiệu quả, tránh lây lan cả đàn.

Bệnh bạch lỵ ở gà là bệnh gì?

Bệnh này thường xuất hiện khi gà dưới 3 tuần tuổi, do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra. Khi mắc bệnh bạch lỵ, gà sẽ có hiện tượng đi ngoài phân trắng, phân bết dính quanh hậu môn và có nhiều nốt hoại tử trắng trong nội tạng khi xem bệnh tích.

Bệnh bạch lỵ ở gà sẽ ít xảy ra hơn ở gà trưởng thành, nhưng nếu sống trong môi trường có vi khuẩn, chúng có thể là vật mang trùng, gây lây nhiễm cho các con gà khác. Vì thế, người nuôi không thể xem thường chứng bệnh này.

Bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh thường xuất hiện ở gà con mới nở

Nguyên nhân chính gây bệnh bạch lỵ ở gà

Ở trên chúng tôi có nói, bệnh này do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra với 3 thể kháng nguyên có độc lực mạnh. Gà con rất dễ mắc bệnh nếu điều kiện chuồng trại ẩm thấp, lạnh và không được ăn uống đủ chất.

Bệnh bạch lỵ ở gà lây nhiễm qua 2 con đường chủ yếu như sau:

  • Đường truyền dọc: Tức là gà mẹ bị nhiễm bệnh truyền cho trứng gà và gà con khi nở ra.
  • Đường truyền ngang: Với phương thức này, gà sẽ lây bệnh qua thức ăn, nước uống hàng ngày. Trường hợp nước uống, thức ăn hoặc dụng cụ cho gà ăn mất vệ sinh có thể lây nhiễm cho cả đàn chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài các con đường chính nêu trên, bệnh bạch lỵ ở gà còn có thể tồn tại trong giày dép, khay trứng, xe chở đồ ăn, chất độn chuồng, trong vật trung gian truyền nhiễm tồn tại xung quanh chuồng.

Triệu chứng bệnh bạch lỵ ở gà

Khi mắc bệnh bạch lỵ, gà sẽ có một số triệu chứng như sau:

  • Gà đi ngoài phân trắng, dính bết vào hậu môn.
  • Trứng gà nhiễm bạch lỵ có tỷ lệ nở thấp hơn so với trứng gà thông thường. Phần phôi gà bị sát và thường chết yểu. Gà có thể chết khi mới được 18 – 19 ngày tuổi.
  • Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn gà vừa mới mắc bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh, chưa biểu hiện gì nhiều ra bên ngoài. Sau đó chúng ủ rũ, bỏ ăn, tách đàn và đứng tụm lại một chỗ.
  • Nếu không được tiêm kháng sinh điều trị, chỉ dùng thuốc thì gà vẫn có thể chết từ 5 – 15%.
  • Mặc dù được điều trị khỏi bệnh rồi nhưng ít nhiều gà vẫn bị giảm khả năng sinh trưởng, giảm năng suất thịt và trứng.
Benh Bach Ly O Ga 2
Khi bị bệnh, gà đi ngoài phân trắng và dính hậu môn

Bệnh tích của bệnh bạch lỵ ở gà

Với gà con chết ngay sau khi nở, mổ gà ra ta sẽ không thấy gà có bệnh tích gì đáng chú ý. Nhưng ở gà lớn sẽ thấy rõ một số biểu hiện sau đây:

  • Nội tạng gà như gan, lách, tim, phổi có những nốt hoại tử trắng nhỏ.
  • Lá lách của gà sưng to, thận sung huyết và lòng đỏ không tiêu.
  • Thành ruột gà dày, viêm phúc mạc, niệu quản chứa nhiều Urat trắng.

Cách phòng bệnh, trị bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả

Bệnh lỵ là bệnh phổ biến, thường gặp ở gia cầm. Chính vì thế, nếu đàn gà vẫn khỏe mạnh, người nuôi có thể tiến hành phòng tránh bằng cách:

  • Cho gà uống Bio-tetra, Colivit hoặc Bio-Amcoli Plus nếu mới bắt gà con về nuôi. Nên uống trong khoảng 3 – 5 ngày.
  • Ở giai đoạn úm gà, mỗi tuần có 2 ngày gà dùng kháng sinh để phòng bệnh hiệu quả.
  • Cần tiến hành vệ sinh lồng úm, dụng cụ ăn uống, chuồng trại thường xuyên, sát trùng bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Ấp trứng gà sạch, trứng nào dính bẩn từ phân, lông gà thì nên nhúng qua Bioxide với tỷ lệ 1ml/1 lít nước để làm sạch trước khi ấp.
  • Kiểm tra phản hứng huyết thanh của đàn gà con theo chỉ định để loại bỏ những con mang trùng.
  • Khi gà lớn nên nuôi tách ra khỏi gà con để tránh lây nhiễm chéo.
  • Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho gà khi thời tiết thay đổi như: Bio-enrofloxacin 10% Oral hoặc Bio-Ampicoli Max.
  • Ngoài ra với bệnh lỵ ở gà, chủ trại cũng nên cho gà bổ sung thêm Bio-Vita-Electrolytes để chống mất nước và tăng sức đề kháng hiệu quả.
Benh Bach Ly O Ga 3
Có thể tiêm phòng để tăng đề kháng cho gà

Từ những chia sẻ trên có thể thấy rằng, bệnh bạch lỵ ở gà rất nguy hiểm, lây lan nhanh, nhưng nếu có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng lúc, người nuôi hoàn toàn có thể khống chế, tránh làm bệnh bùng phát thành dịch. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục của chúng tôi để có thêm những thông tin bổ ích về các bệnh thường gặp ở gà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *